LỊCH LÀM VIỆC
    Bản in     Gởi bài viết  
Công đoàn ngành Giáo dục triển khai thực hiện Phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của tổ chức Công đoàn" 

Công đoàn ngành Giáo dục là Công đoàn mang đặc thù ngành nghề sâu sắc, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CBNGNLĐ; có trách nhiệm tham gia với chính quyền, chuyên môn đồng cấp thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, sắp xếp lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho CBNGNLĐ; đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tuyên truyền, giáo dục, cùng với chính quyền, chuyên môn đồng cấp tổ chức các phong trào thi đua, thực hiện tốt các cuộc vận động, thúc đẩy hoạt động chuyên môn góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao. 


Thiết thực đưa Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp vào thực tiễn, nhằm đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của công đoàn cấp trên, Công đoàn ngành Giáo dục Quảng Bình ban hành Hướng dẫn triển khai thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của tổ chức Công đoàn”, nhằm phát huy trí tuệ, cổ vũ, động viên cán bộ, đoàn viên hiến kế, đề xuất các sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn; khắc phục bệnh hình thức, lãng phí, trì trệ và hành chính hóa trong các cấp công đoàn giáo dục. Đồng thời lồng ghép để thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” do Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động trong giai đoạn 2016 - 2020. 

Phong trào “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của tổ chức Công đoàn” yêu cầu: Có sản phẩm, rõ thành tích, rõ điển hình. Trong đó nội dung yêu cầu: Đổi mới nhận thức về thời cơ và thách thức đối với tổ chức Công đoàn, những nhiệm vụ cốt lõi mà tổ chức Công đoàn cần tập trung thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới trong cách thức tổ chức các hoạt động công đoàn đảm bảo hiệu quả, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của đoàn viên công đoàn, đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ). Chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, CBNGNLĐ trong ngành Giáo dục.Nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp hoạt động của cán bộ CĐGD các cấp; xây dựng hệ thống CĐGD vững mạnh. Phối hợp cùng chuyên môn để tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động của Ngành. Tuyên truyền vận động, tiếp cận nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên công đoàn, CBNGNLĐ, từ đó xây dựng các chương trình hoạt động thiết thực, hiệu quả.

Sáng tạo: Tích cực nghiên cứu cơ sở lý luận, đề xuất được các giải pháp, cách làm mới trong tổ chức các hoạt động công đoàn Giáo dục. Vận dụng sáng tạo tri thức, công nghệ mới vào quá trình tổ chức các hoạt động của công đoàn.Khơi gợi, phát huy được phẩm chất, năng lực, trí tuệ và sức sáng tạo của mỗiđoàn viên công đoàn. Từ đó tập trung được sức mạnh đoàn kết tập thể để hoàn thành nhiệm vụ chung của công đoàn trường học, đơn vị. Đổi mới, sáng tạo cách tiếp cận và cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, của công đoàn cấp trên vào chương trình, kế hoạch hoạt động của cấp mình để mỗi đoàn viên công đoàn dễ tiếp thu và thực hiện.

Hiệu quả: Mỗi hoạt động được đề xuất cần xác định rõ mục đích yêu cầu, mục tiêu kết quả đạt được, tính toán kỹ nguồn lực đầu vào và kết quả đầu ra, đồng thời có khả năng vận dụng trong tổ chức và hoạt động công đoàn. Kết quả của giải pháp đổi mới được áp dụng trong các hoạt động công đoàn phải thể hiện trong sản phẩm cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và chức năng nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; mang lại lợi ích thiết thực trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên công đoàn; nâng cao được vị thế của tổ chức công đoàn và tạo được sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị tại đơn vị.

Để thực hiện tốt phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của tổ chức Công đoàn” cần lồng ghép thực hiện các nội dung của phong trào thi đua, các cuộc vận động mang đặc thù ngành nghề, nhất là nội dung của phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, động viên đội ngũ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; sáng tạo, đổi mới trong công tác quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học với phương châm Mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày đến trường có một đổi mới trong công việc”, đề xuất các giải pháp cụ thể, cách làm sáng tạo, phù hợpnhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học 2019 - 2020. 

Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp, kỷ luật lao động, nội quy, quy chế của nhà trường, đơn vị; mỗi cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm, tận tâm với nghề, yêu thương học sinh, sinh viên, xây dựng lối sống trong sạch, lành mạnh, tác phong mẫu mực mô phạm trong cơ quan, đơn vị trường học.

Thường xuyên, tích cực trong học tập, bồi dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao mức đạt được trong chuẩn nghề nghiệp, chuẩn cán bộ quản lý; đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Đoàn kết, hỗ trợ đồng nghiệp trong công tác, đời sống, cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, có những giải pháp phù hợp giúp đỡ nhau trên cơ sở xây dựng các nhóm "Nhà giáo cùng nhau phát triển” trong các tổ, khoa chuyên môn, trong các nhà trường, trong các cụm trường.

Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, phát hiện và biểu dương những cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động có những sáng tạo, đổi mới trong công tác quản lý, giảng dạy và trong các công tác khác; kịp thời nhân rộng, phổ biến những đổi mới, sáng tạo có hiệu quả; khuyến khích động viên, thúc đẩy đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động triển khai phong trào, làm cho phong trào có chiều sâu, có ý nghĩa, mang lại hiệu quả thiết thực.

Đặc biệt yêu cầu đặt ra là phong trào phải được phát động, triển khai sâu, rộng đến các cấp công đoàn, CBNGNLĐ trong toàn Ngànhmột cách thường xuyên và liên tục.Việc tổ chức triển khai phong trào thi đua phải thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, có sản phẩm, rõ thành tích, điển hình, tránh phô trương, hình thức, lãng phí. Gắn kết phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của tổ chức Công đoàn” với các phong trào thi đua, các cuộc vận động nâng cao chất lượng  giáo dục - đào tạo, xây dựng môi trường văn hóa, thân thiện trong các nhà trường, đơn vị, nâng cao đạo đức nhà giáo… nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Ngành.

    Cách thức thực hiện phong trào thi đua: Để phong trào đạt hiệu quả như mong muốn, việc tổ chức, triển khai phong trào phải được xây dựng cụ thể. Công đoàn ngành hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong tổ chức hoạt động công đoàn”; động viên cán bộ, đoàn viên công đoàn, nhất là cán bộ công đoàn chuyên trách đăng ký đề tài, sáng kiến đổi mới, sáng tạo liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của  tổ chức công đoàn. Khi cá nhân hoặc nhóm cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn có ý tưởng mới thì điền vào phiếu đăng ký sáng kiến và gửi cho bộ phận làm công tác thi đua khen thưởng cấp mình để tổng hợp trình Hội đồng sáng kiến, khi được chấp thuận thì tiến hành xây dựng hồ sơ cụ thể về tên sáng kiến, nội dung sáng kiến để trình các cấp khen thưởng.

Tổ Công đoàn, CĐCS thành lập “Tổ hỗ trợ sáng kiến”, “Tổ ươm mầm ý tưởng” để nắm bắt, hỗ trợ, hướng dẫn cá nhân nêu ý tưởng, phát huy ý tưởng và triển khai thực hiện ý tưởng và lập hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến. Ban Chấp hành CĐCS, tổ trưởng công đoàn tiếp nhận các ý tưởng, sáng kiến và thành lập Hội đồng sáng kiến để xem xét, đánh giá công nhận sáng kiến ở cấp mình và đề nghị công đoàn cấp trên xem xét công nhận sáng kiến theo quy định. Các công đoàn cấp trên cơ sở thành lập Hội đồng sáng kiến để xem xét công nhận sáng kiến ở cấp mình và trình cấp trên xem xét công nhận sáng kiến và khen thưởng theo quy định. Mỗi cấp công đoàn có Sổ vàng sáng kiến để mỗi khi cá nhân hoặc nhóm cán bộ công đoàn trong đơn vị có sáng kiến mới được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao và được Hội đồng sáng kiến cấp mình công nhận thì được ghi vào Sổ vàng sáng kiến. Sáng kiến mới phải được đăng ký; Sổ vàng sáng kiến là căn cứ quan trọng trong đánh giá hiệu quả thi đua hằng năm, làm cơ sở quan trọng trong xét đề nghị nâng lương trước thời hạn, biểu dương, khen thưởng và đề nghị bổ nhiệm, giới thiệu đề cử vào các vị trí công tác cao hơn. Bộ phận làm công tác thi đua khen thưởng ở mỗi cấp công đoàn phải theo dõi tổng hợp, ghi sổ sáng kiến của đơn vị.

Song song với những giải pháp trên, việc tổ chức phong trào cũng được xác định những nội dung cần tập trung như: phổ biến, tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên công đoàn nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa, nội dung của phong trào; kiểm tra, đánh giá; chính sách khuyến khích tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào.

 

 

 Đỗ Thị Quế

 

[Trở về]