Hỏi đáp pháp luật phần 2 

Câu hỏi 6.   Người lao động làm việc ca đêm từ thứ 2 đến thứ 6 (từ 22 giờ đến 06 giờ sáng). Vậy từ 22 giờ tối thứ 7 đến 6 giờ sáng chủ nhật thì tính như thế nào? Trong đó, từ 0 giờ - 6 giờ sáng chủ nhật được tính làm ca đêm bình thường hay tính tăng ca vào ban đêm? Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như thế nào? 

Trả lời

Trường hợp doanh nghiệp quy định ngày nghỉ hàng tuần là ngày chủ nhật thì từ 0 giờ đến 6 giờ sáng chủ nhật tính tiền lương làm thêm giờ vào ban đếm và tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được thực hiện theo Điều 8 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cụ thể như sau:

Trả lương khi người lao động làm thêm giờ vào ban đêm theo quy định tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:

1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

=

Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

+

Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít  nhất 30%

 

+ 20% x

Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương

x

Số giờ làm thêm vào ban đêm

Trong đó:

a) Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định theo điểm a, Khoản 1 Điều 6 Thông tư này;

b) Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:

- Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm).

- Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường.

- Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường.

2. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

=

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

+

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít  nhất 30%

 

+ 20% x

Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương

x

Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm

Trong đó:

a) Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:

- Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);

- Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với đơn giá sản phẩm của ngày làm việc bình thường.

- Đơn giá sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất bằng 300% so với đơn giá sản phẩm của ngày làm việc bình thường.

 

 

 

Câu hỏi 7.   Tôi muốn hỏi một vài thắc mắc sau: Tôi đang làm việc tại Công ty TNHH MTV, đã ký hợp đồng được 3 năm, gần đây công ty có tăng số giờ làm việc, cụ thể như sau: + Ca 1: từ 8 giờ đến 15 giờ; + Ca 2: Từ 15 giờ đến 20 giờ; làm việc liên tục 7 ngày/tuần, mỗi tháng có 01 ngày nghỉ hưởng lương. Xin hỏi:

1, Hiện tôi đang làm 7h/ngày -> 49h/tuần, như vậy, có phải là vi phạm luật lao động không? (Công ty không hỏi ý kiến tôi về việc làm thêm giờ);

2, Tôi phải đi làm vào ngày chủ nhật, người quản lý giải thích với tôi là: Tôi chỉ làm việc 7h/ngày, nên tôi còn nợ 1h/ngày do không đủ 8h/ngày. Vì thế tôi phải đi làm vào ngày chủ nhật để bù lại số giờ đó. Giải thích của người quản lý có đúng luật không?

3, Tôi đi làm vào ngày chủ nhật, vậy tính lương như thế nào?

4, Một tháng tôi chỉ được nghỉ 1 ngày có lương do hưởng ngày nghỉ hàng năm (mỗi năm người lao động có 12 ngày nghỉ phép có lương). Như vậy, có vi phạm luật lao động không?

5, Tôi được biết luật có quy định, mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất 24h liên tục, có bắt buộc nhân viên phải làm đủ 48h/tuần mới được nghỉ ngày này khồng? (trương hợp nhân viên đã ký hợp đồng lao động).

 Trả lời

 Vấn đề bạn hỏi, Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh trả lời như sau:

1, Hiện bạn đang làm 7h/ngày  -> 49h/tuần?

Căn cứ Điều 104 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:

“1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.”

 Hiện nay, bạn đang làm việc 7 giờ/ngày và 49 giờ/tuần, vượt quá quy định đối với giờ làm việc bình thường. Công ty cũng không có thông báo về việc phải làm thêm giờ, cũng như không hỏi ý kiến nhân viên về việc tăng thời gian làm việc, việc làm thêm giờ không thuộc các trường hợp đặc biệt (người lao động không được từ chối). Do đó, công ty bạn đang vi phạm quy định pháp luật lao động về thời giờ làm việc

2, Ban phải đi làm vào ngày chủ nhật, theo giải thích của người quản lý: bạn chỉ làm 7h/ngày , còn nợ 1h/ngày do không làm đủ 8h/ngày. Vậy nên bạn phải đi làm vào ngày chủ nhật để bù lại số giờ đó. Như vậy, Công ty yêu cầu bạn đi làm chủ nhật để đảm bảo đủ số giờ. Tuy nhiên, luật chỉ quy định thời giờ làm việc không quá 8 giờ/ngày, trường hợp đặc biệt không quá 10 giờ/ngày, 48 giờ/tuần. Do đó, việc bạn phải đi làm vào chủ nhật để bù giờ phụ thuộc vào hợp đồng lao động và quy định của công ty. Nếu quy định công ty hoặc hợp đồng lao động bạn ký kết với công ty có quy định về việc làm bù vào chủ nhật để đảm bảo đủ số giờ thì việc công ty giải thích như vậy là hợp lý. Tuy nhiên, công ty vẫn phải đảm bảo giờ làm việc của bạn không quá 48 giờ/tuần và 1 ngày nghỉ hàng tuần (hoặc nghỉ trung bình ít nhất 4 ngày/tháng). Nếu công ty không đảm bảo cho bạn được nghỉ theo quy định trên thì công ty đang làm trái quy định về pháp luật lao động.

3, Bạn đi làm vào ngày chủ nhật, Công ty  tính lương cho bạn như sau:

 Tại Khoản 1 Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

 “1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

 a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

 b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

 c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.”

 Như vậy, nếu chủ nhật là ngày nghỉ hàng tuần của bạn, bạn sẽ được hưởng lương ít nhất bằng 200% tiền lương của công việc, nếu chủ nhật được công ty quy định là ngày thường, thì bạn được hưởng ít nhất 150% tiền lương của ngày làm việc bình thường nếu số giờ làm việc của bạn nhiều hơn 48h/tuần. Trường hợp chủ nhật là ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương thì bạn được hưởng ít nhất bằng 300% tiền lương theo ngày làm việc bình thường, chưa kể tiền lương ngày lễ.

4, Một tháng bạn chỉ được nghỉ 1 ngày có lương do hưởng ngày nghỉ hàng năm (mỗi năm người lao động có 12 ngày nghỉ phép có lương). Căn cứ  Điểm a khoản 1 Điều 111 Bộ luật lao động 2012 có quy định về nghỉ hàng năm như sau:

 “1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

 a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;”

 Như vậy, trong trường hợp bạn có thời gian làm việc từ đủ 12 tháng trong công ty, bạn sẽ được hưởng 12 ngày nghỉ hưởng nguyên lương trong 1 năm, tương ứng với 1 ngày nghỉ nguyên lương trong 1 tháng. Thời gian công ty quy định ngày nghỉ nguyên lương đối với bạn như vậy là hợp lý. Tuy nhiên, trong trường hợp công ty chỉ cho phép bạn nghỉ 1 ngày nghỉ hưởng lương trong 1 tháng mà không đảm bảo ngày nghỉ hàng tuần cho bạn (hoặc ngày nghỉ hàng tháng không lương) thì công ty đang vi phạm quy định về thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động.

5, Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất 24h liên tục, có bắt buộc nhân viên phải làm đủ 48h/tuần mới được nghỉ ngày này không? (trường hợp nhân viên đã ký hợp đồng lao động)

Thời gian làm việc bình thường của người lao động không quá 48 giờ/tuần, và mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Luật không quy định về việc người lao động bắt buộc phải làm đủ 48 giờ/tuần mới được hưởng 24 giờ nghỉ liên tục. Nghỉ hàng tuần là trách nhiệm mà người sử dụng lao động phải sắp xếp cho người lao động, không phụ thuộc vào số giờ làm việc bắt buộc phải hoàn thành trong tuần. Do đó, không bắt buộc làm đủ 48 giờ/tuần để được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục trong 1 tuần.

 

 

 

Câu hỏi 8.   Doanh nghiệp tôi đáng thực hiện trả lương theo tháng, tôi muốn biết cách tính lương giờ, ngày công của tháng 2 (28 ngày) trong năm.

Trả lời

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH thì tiền lương theo thời gian (theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ) được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ, cụ thể:

a) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động;

b) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

c) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (tính theo từng tháng dương lịch và bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày) theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn;

d) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động.

Căn cứ quy định trên trường hợp thời giờ làm việc bình thường 8 giờ trong 01 tuần thì tiền lương giờ trong tháng 2 được tính như sau:

-  Tiền lương ngày = tiền lương tháng chia cho 24 ngày;

Tiền lương giờ     = tiền lương ngày chia cho 8 giờ.

 

 

 

Câu hỏi 9.   Người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời gian đang thực hiện hợp đồng lao động (ví dụ: nợ BHXH…) thì thời gian đó có được tính là thời gian trợ cấp thôi việc ?

Trả lời

Căn cứ Điều 43 Luật Việc làm số 38/QH13 ngày 16/11/2013 quy định Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp mà bạn đang nói nếu thuộc đối thượng theo quy định nêu trên nếu khôgn tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động là trái quy định của pháp luật. Nếu doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội thì thời gian đó khôgn được tính là thời gian hưởng trợ cấp thôi việc.

Thu Hà