Bản in     Gởi bài viết  
Giới thiệu về Trung tâm Tư vấn pháp luật 
     Trung tâm Tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh được thành lập theo Quyết định số 83/QĐ-LĐLĐ, ngày 27/6/2014; được Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động số 03/TP/ĐKHĐ-TT, ngày 21/8/2014
     Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ tỉnh Quảng Bình do Ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Quyết định thành lập và trực tiếp quản lý, chỉ đạo về tổ chức nhân sự, kế hoạch hoạt động, tài chính, chịu sự quản lý về chuyên môn của Sở Tư pháp Quảng Bình.
     Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
     Biên chế bộ máy gồm: 01 đồng chí giám đốc kiêm nhiệm; 02 đồng chí tư vấn viên, là Trưởng ban Chính sách-Pháp luật và Trưởng Ban Tuyên giáo, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; có 03 viên chức.
     Trung tâm hoạt động theo Quy chế số 128/QĐ-LĐLĐ ngày 23/9/2014 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉn; Căn cứ vào các nội dung đăng ký hoạt động theo giấy phép do Giám đốc Sở Tư pháp cấp (Quyết định số 03/TP/ĐKHĐ-TT, ngày 21/8/2014 của Giám đốc Sở Tư pháp).
     Phạm vi hoạt động của Trung tâm đảm bảo quy định trong giấy đăng ký họat động và đúng quy định của pháp luật (theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 17/7/2008 của Chính phủ).
     Tổ chức và hoạt động Trung tâm Tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh dựa trên cơ sở pháp lý: Bộ Luật lao động, Luật Công đoàn 2012; Điều lệ Công đoàn Việt Nam Khóa XI; nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/72008 của Chính Phủ; Thông tư 01/2010/TT-BTP, ngày 09/02/2010 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 77/2008/NĐ-CP; Quyết định số 655/QĐ-TLĐ ngày 06/6/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành “Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật Công đoàn; Chỉ thị số 02/CT-TLĐ ngày 06/6/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc củng cố, phát triển tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn...
     Hoạt động Tư vấn pháp luật của Trung tâm nhằm đảm bảo hổ trợ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của đoàn viên công đoàn, người lao động và các đối tượng khác.
[Trở về]