LỊCH LÀM VIỆC
    Bản in     Gởi bài viết  
Quyền của Công đoàn trong việc xử lý trốn đóng Bảo hiểm 

Để có cơ sở giúp các cấp công đoàn thực hiện tốt quyền và trách nhiệm tham gia trong việc xử lý về hình sự hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm Y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) (theo NQ 05/2019/NQ-HĐTP), Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành văn bản số 1406/TLĐ hướng dẫn các cấp công đoàn triển khai thực hiện, theo đó: 

1. Nghiên cứu kỹ nội dung Khoản 2, Điều 5 và các Điều từ 143 đến 147 Bộ luật Tố tụng hình sự; Khoản 7 Điều 10 Luật Công đoàn; Điều 216 Bộ luật Hình sự và các nội dung Nghị quyết 05 nêu trên.

2. Khi xác định có hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động có đủ dấu hiệu của tội phạm theo Điều 216 Bộ luật Hình sự, thì tổ chức công đoàn (các cấp) tiến hành một trong các hoạt động sau:

- Thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (chủ yếu là cơ quan điều tra – công an địa phương) để xem xét, khởi tố theo quy định của pháp luật.

- Đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.

Việc gửi Thông báo hoặc Đề nghị phải kèm theo chứng cứ, tài liệu có liên quan.

3. Trong toàn bộ quá trình tố tụng xử lý vụ án, các cấp công đoàn cần theo dõi, nắm chắc tiến trình giải quyết vụ án; chuẩn bị đầy đủ chứng cứ, tài liệu và lập luận để cung cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng; nếu người lao động có yêu cầu thì thông báo tình hình, kết quả giải quyết theo từng giai đoạn tố tụng để họ biết.

4. Nếu thấy cần thiết thì tổ chức công đoàn mời luật sư, luật gia, tư vấn viên tham gia vụ án với tư cách là người đại diện, người bảo vệ quyền lợi cho người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

5. Ngoài việc thực hiện quyền tố giác tội phạm theo Điều 216 nêu trên, các cấp công đoàn có quyền tố giác tội phạm theo Điều 214, 215 Bộ luật Hình sự.

   Quang Công 

[Trở về]