Bản in     Gởi bài viết  
Không chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) được, việc đóng BHXH ở công ty mới như thế nào? 

Hiện nay, nhiều trường hợp người lao động (NLĐ) khi đã làm việc cho công ty mới vẫn chưa nhận được sổ BHXH tại công ty cũ, lý do là công ty cũ chưa đóng BHXH đủ thời gian cho NLĐ nên chưa thể chốt sổ. Vậy trong trường hợp này NLĐ phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi trong thời gian chờ sổ bảo hiểm? 

Về vấn đề này Trung tâm tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Bình xin được giải đáp như sau:

Thứ nhất, vấn đề chốt sổ cho NLĐ, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Trường hợp NSDLĐ cố tình gây khó dễ cho NLĐ có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 28 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (đã được sửa đổi tại Khoản 21 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ).

Thứ hai, trong thời gian chờ chốt sổ NLĐ vẫn thực hiện đăng ký tham gia BHXH ở nơi làm việc mới theo số sổ BHXH cũ đã được cấp. Thời gian đã đóng BHXH trước đó được cộng dồn với thời gian tham gia, đóng BHXH sau này để làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH đối với NLĐ.

Tại Điều 28 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không cung cấp tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng khvi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ củngười lao động;

b) Không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội;

c) Làm mất mát, hư hỏng, sửa chữa, tẩy xóa sổ bảo him xã hội.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối vớngười sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng;

b) Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội: Giải quyết chế độ hưu trí trước 30 ngày, tính đến ngày người lao động đủ điều kiện nghỉ việc hưởng hưu trí; giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động;

c) Không giới thiệu người lao động đi giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả đủ chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại lợi nhuận thu được từ việc sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

 

Khoản 21 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 28 như sau:

“Điều 28. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;

c) Không làm văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;

d) Làm mất, hư hỏng hoặc sửa chữa, tẩy xóa sổ bảo hiểm xã hội.

Chi tiết tìm hiểu thêm Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 và Nghị định 88/2-15/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ).

.                                                                                                           Thu Hà

 

 

Giám đốc Trung tâm TVPL    

 

[Trở về]