LỊCH LÀM VIỆC
    Bản in     Gởi bài viết  
Công tác lãnh đạo chỉ đạo các tổ chức công đoàn hưởng ứng các phong trào thi đua, vận động xây dựng nhà văn hóa bản. 

Thấm nhuần lời dạy của Bác "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất" 5 năm qua, Liên đoàn Lao động huyện Quảng Ninh đã có nhiều đổi mới trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước; tích cực đổi mới nội dung, cách thức vận động và tổ chức phong trào thi đua trong CNVCLĐ thông qua việc chủ động xây dựng kế hoạch, phát động và ký giao ước thực hiện phong trào thi đua, chọn điểm chỉ đạo để nhân rộng các mô hình, điển hình tiêu biểu; kịp thời biểu dương, khen thưởng và đề nghị biểu dương khen thưởng các điển hình tiên tiến, các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc. Trong chỉ đạo luôn chú trọng công tác kiểm tra, đôn đốc, định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm nhằm từng bước đổi mới công tác TĐKT. Các phong trào thi đua được tổ chức phát động với nội dung cụ thể, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm và khó khăn bức xúc trong cơ quan, đơn vị nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động. 

Để phong trào thi đua yêu nước đạt hiệu quả cao, Liên đoàn Lao động huyện đã bám sát nhiệm vụ chính trị và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện để tổ chức, phát động phong trào thi đua. Trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, CNVCLĐ gắn việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với tích cực thi đua xây dựng người cán bộ, công chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”, phấn đấu học tập, rèn luyện trở thành người cán bộ công chức giỏi một việc, biết nhiều việc, nâng cao trách nhiệm công tác chuyên môn, nghiệp vụ, cải tiến lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà, tạo hiệu suất công việc cao, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh.

Trong công đoàn khối giáo dục-đào tạo tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Dạy tốt, học tốt” gắn với đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo...‎ 

Trong phong trào thi đua phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, LĐLĐ huyện phối hợp với MTTQ, các đoàn thể, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vận động đoàn viên, CNVCLĐ trên địa bàn toàn huyện nâng cao ý thức trách nhiệm gắn với nhiệm vụ chuyên môn cùng nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới dưới mọi hình thức. Hàng năm, tổ chức hàng trăm lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật đến hộ nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả. Hiện nay, toàn huyện đã có 3/14 xã được công nhận nông thôn mới, có 10 xã đã hoàn thành từ 10 đến 16 tiêu chí, riêng xã trường sơn hoàn thành 06 tiêu chí.

Trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp công đoàn đã phối hợp với chính quyền, MTTQ các đoàn thể chính trị-xã hội cụ thể hóa nội dung thi đua phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực, vận động CNVCLĐ hưởng ứng bằng nhiều công trình, sản phẩm, đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật... qua đó, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trên các lĩnh vực công tác, sản xuất và đời sống xã hội. Kết quả, 100%  công đoàn từ huyện đến cơ sở đã phát động phong trào thi đua. Qua đó, động viên, khuyến khích CNVCLĐ thi đua lao động, sản xuất, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật của CNVCLĐ được ứng dụng trong thực tiễn đã tiết kiệm chi phí và mang lại giá trị kinh tế cao.

Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa và mô hình “Công đoàn cơ sở phối hợp xây dựng văn hóa công sở theo QĐ 129 của Thủ tướng Chính phủ gắn với phong trào CN VCLĐ chung tay XDNTM tại các CĐCS xã Vĩnh Ninh năm 2014; Hàm N, Võ N, Xuân N, Hiền N năm 2015; Gia ninh, Duy Ninh năm 2016”; đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đến nay trên địa bàn huyện có 77cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa chiếm tỷ lệ 85,5 %, các cơ quan xã sau được chỉ đạo triển khai mô hình xây dựng văn hóa công sở đã từng bước nâng cao chất lương và hiệu quả ...

 Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 30/01/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Ninh về phát triển kinh tế - xã hội miền núi, biên giới năm 2013-2015 và định hướng đến năm 2020. Trong năm 2013, 2014 cùng với Mặt trận và các đoàn thể của huyện, LĐLĐ huyện đã phát động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tham gia ủng hộ dây dựng nhà văn hóa bàn ke ngang với tổng giá trị 395 triệu đồng. Trong đó nguồn hỗ trợ của huyện 70 triệu đồng. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận đạt nhiều kết quả thiết thực, tạo niềm tin hơn với nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Từ thực tiễn trong công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ 5 năm qua và đạt được những kết quả đáng phấn khởi trên, LĐLĐ huyện Quảng Ninh đã rút ra một số bài học kinh nghiệm:

Một là: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, quản lý của chính quyền và công tác phối hợp chặt chẽ giữa công đoàn và các tổ chức đoàn thể với các ban ngành trong tổ chức thực hiện các phong trào thi đua; nâng cao vai trò tích cực của Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp. Đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Hai là: Phong trào thi đua phải bám sát các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; gắn liền với nhiệm vụ kinh tế xã hội của từng địa phương; gắn công tác thi đua với công tác tuyên truyền giới thiệu các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, phát động phong trào học tập điển hình, nhân điển hình, làm theo điển hình.

Ba là: Phong trào thi đua phải có nội dung cụ thể, thiết thực, mục tiêu, chỉ tiêu rõ ràng, có phát động và ký giao ước thi đua, thời gian triển khai cụ thể. Phong trào thi đua phải được duy trì thường xuyên, liên tục, phải quan tâm tới việc nuôi dưỡng phong trào, xây dựng mô hình điểm, đem lại lợi ích thiết thực cho CNVCLĐ, khơi dậy truyền thống yêu nước và tinh thần nhân ái, tự lực, tự cường.

Bốn là: Phải coi trọng công tác khen thưởng, kịp thời tổng kết tuyên dương đúng người, đúng việc, đúng thành tích, đảm bảo công khai, dân chủ.

Năm là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kịp thời khắc phục những tồn tại, khó khăn vướng mắc.

Phát huy những thành tích đã đạt được, bước vào giai đoạn 2015-2020 các cấp công đoàn huyện Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, công nhân, viên chức, lao động, tích cực tham gia các phong trào thi đua, xây dựng người cán bộ công chức, viên chức, lao động trung thành, sáng tạo, tận tụy gương mẫu, đáp ứng yêu cầu trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

 Bùi Văn Miêng

Huyện ủy viên -Chủ tịch LĐLĐ huyện 

[Trở về]