LỊCH LÀM VIỆC
    Bản in     Gởi bài viết  
Nâng cao nhận thức pháp luật cho người lao động 

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động (NLĐ) là một nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn. Ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp Công đoàn trong tỉnh triển khai và thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật (HĐPBGDPL) tỉnh. Nhiều Bộ luật như Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật BHXH, BHYT, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật An toàn giao thông, Luật phòng, chống tác hại thuốc lá... được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi đến NLĐ. 


Toàn cảnh cuộc đối thoại tại Công ty Cổ phần VLXD 1 - 5 Quảng Bình.

Để nâng cao hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp Công đoàn lồng ghép tổ chức thông qua các cuộc họp, cuộc giao ban.  Nội dung và hình thức được triển khai tuyên truyên phong phú, đa dạng, dễ nhớ, dễ hiểu, giúp người lao động nắm vững các kiến thức và nội dung cơ bản của luật. Hình thức tuyên truyền cũng được đổi mới theo hướng cung cấp những nội dung cơ bản, sát sườn về chính sách đối với NLĐ, sau đó tập trung giải đáp những thắc mắc của NLĐ. Tại các buổi tuyên truyền, trong điều kiện hoạt động đặc thù ở các doanh nghiệp, cường độ lao động khẩn trương, ít có điều kiện tập hợp người lao động tham gia các hoạt động tập trung, việc lựa chọn thời điểm tổ chức tuyên truyền cũng hết sức linh hoạt, không làm ảnh hưởng đến thời giờ sản xuất của doanh nghiệp.


Công nhân lao động Công ty Cổ phần VLXD 1 - 5 đặt câu hỏi tại buổi đối thoại về ch sách BHXH, BHYT, BHTN.

Năm 2019, các cấp Công đoàn đã thực hiện được 128 cuộc đối thoại tại nơi làm việc, trong đó: 115 cuộc đối thoại định kỳ, 13 cuộc đối thoại đột xuất, có 19.200 đoàn viên, người lao động tham dự. Liên đoàn Lao động tỉnh đã phối hợp với BHXH tỉnh tổ chức 3 lớp tập huấn, tuyên truyền và đối thoại trực tiếp cho hơn 900 đoàn viên, người lao động về chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Nội dung tuyên truyền tập trung về các chế độ, chính sách  BHXH, BHYT, BHTN, các vấn đề mà NLĐ thường xuyên gặp phải như: chế độ thai sản, thời gian tính đóng bảo hiểm, các nhóm công việc nặng nhọc, độc hại; hợp đồng lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ đối với lao động nữ, điều kiện, môi trường làm việc, hoạt động của tổ chức công đoàn trong việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho CNVCLĐ cũng như quyền và nghĩa vụ của người lao động khi là đoàn viên công đoàn…. Để có cơ sở trong việc tuyên truyền pháp luật cho NLĐ, LĐLĐ tỉnh đã cấp về cho cơ sở một số tài liệu tuyên truyền gồm: tài liệu tuyên truyền về Luật Bình đẵng giới, sổ tay về công tác Nữ công; 2.500 tờ rơi tuyên truyền về Luật ATVSLĐ, 2.800 tờ rơi tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS, mại dâm; 1.500 tờ tuyên truyền Luật Giao thông; 2.000 tờ rơi về Luật phòng chống tác hại của thuốc lá... Thông qua hoạt động truyền thông trực tiếp tại đơn vị, NLĐ và người lao động đều được tiếp thu những kiến thức pháp luật bổ ích. Đồng thời, người sử dụng lao động cũng thấy phấn khởi khi chính bản thân họ và công nhân của họ được tiếp thu kiến thức pháp luật cần thiết cho việc đảm bảo ổn định, hài hòa trong doanh nghiệp. Điều đó thúc đẩy sự phát triển bền vững, tiến bộ của doanh nghiệp.

Thông qua các hình thức tuyên truyền trên, LĐLĐ tỉnh còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Hàng tháng duy trì chuyên mục Lao động & Công đoàn: 2 tháng/1 chuyên mục trên sóng truyền hình và trang báo Công đoàn trên Báo Quảng Bình 01kỳ/tháng, tuyên truyền thường xuyên trên Website LĐLĐ tỉnh giúp cho người lao động nắm bắt kịp thời các nội dung các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và các chế độ khác có liên quan đến người lao động.

Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ, kế hoạch năm 2019, Liên đoàn Lao động tỉnh đã củng cố, kiện toàn lại hệ thống cán bộ tư vấn pháp luật Công đoàn từ cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh đến các cấp Công đoàn trong tỉnh. Đội ngũ cán bộ làm công tác TVPL công đoàn bao gồm 01 Tổ tư vấn pháp luật, với 7 đồng chí; 25 tổ tư vấn pháp luật ở các Công đoàn tực thuộc, với 75 đồng chí. Nhìn chung hoạt động của Tổ Tư vấn pháp luật Công đoàn, đội ngũ báo cáo viên công đoàn, các tổ tư vấn pháp luật, cán bộ tư vấn pháp luật các cấp đã duy trì nền nếp sinh hoạt, tư vấn về pháp luật cho CB, CC, VC, CNLĐ.

LĐLĐ tỉnh đã tổ chức kiểm tra, khảo sát một số Công đoàn cơ sở trong việc triển khai thực hiện công tác PBGDPL, các đơn vị được kiểm tra đều triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn của công đoàn cấp trên, đồng thời tham mưu với chuyên môn thực hiện tốt công tác tuyên truyền PBGDPL cho cán bộ, CNVCLĐ. Tham gia và kiểm tra, giám sát việc xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng, quy trình và thủ tục giao kết hợp đồng lao động; xử lý kỷ luật, cho thôi việc, chấm dứt HĐLĐ đối với các đối tượng vi phạm pháp luật về lao động; thực hiện chính sách tiền lương trong các đơn vị, doanh nghiệp theo các quy định của Nhà nước.

Nhờ sự chỉ đạo và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền đồng cấp, vì vậy công tác tuyên truyền PBGDPL đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, Các cấp công đoàn đã chọn nhiều hình thức tuyên truyền, các biện pháp để triển khai phong phú, đa dạng tạo sự nhiệt tình hưởng ứng cùng với việc chấp hành pháp luật cho cán bộ, CNVCLĐ, góp phần nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Xuân Hạnh 

[Trở về]